TIÊU ĐIỂM

Tin nổi bật

Kinh Nghiệm Mua Bán

Đánh giá dự án

Đất nền - Biệt thự

Căn hộ - Chung cư

Hàng ký gửi

[tintuc]
Mua rồi cho thuê để thu về khoản tiền hàng tháng, đây là kênh đầu tư dòng tiền. Trong khi đó, mua bất động sản, sau đó chờ tăng giá rồi bán lại, đây là kênh đầu tư lãi vốn. Lãi vốn và dòng tiền là hai tiêu chí quan trọng khi quyết định đầu tư. Mỗi hình thức có những ưu điểm và nhược điểm riêng. Nhà đầu tư cần dựa trên mục đích và chiến lược đầu tư để lựa chọn hình thức phù hợp.
Lãi vốn thực chất là khoản chênh giữa giá mua vào và giá bán ra, phụ thuộc vào tiềm năng tăng giá của bất động sản. Chẳng hạn, những khu vực nằm xa trung tâm, không gần khu công nghiệp, trường học… thì yếu tố dòng tiền sẽ thấp. Hay tại những nơi có tiềm năng phát triển, có kế hoạch đầu tư xây dựng nhiều dự án hạ tầng, khu nhà ở… thì yếu tố lãi vốn sẽ tốt hơn dòng tiền.
Kênh đầu tư lãi vốn
Mua – xây nhà – bán, mua đất – phân lô – bán, mua – chờ tăng giá – bán, mua nhà – sửa chữa lại – bán… Đây là một số hình thức đầu tư lãi vốn thường gặp. Đầu tư lãi vốn là hình thức đầu tư chú trọng vào việc mua – bán bất động sản để tạo ra lợi nhuận liên tục.
Ưu điểm của kênh đầu tư lãi vốn là mang về một khoản lợi nhuận lớn nhưng với điều kiện là nhà đầu tư phải nắm thông tin nhanh nhạy, biết phân tích và phán đoán một cách cực kỳ chính xác. Một cách thức đầu tư rất phổ biến là ăn theo các quy hoạch, dự án lớn. Chẳng hạn, sau thông tin quy hoạch TP. Thủ Đức tại TP.HCM từ việc sáp nhập quận 2, quận 9 và Thủ Đức, nhiều nhà đầu tư đã đổ về đây săn lùng mua đất, khiến giá khu vực này tăng nhanh hơn khu trung tâm thành phố. Cũng có không ít nhà đầu tư bị kẹt hàng, chôn vốn vì ăn theo dự án, quy hoạch như thời điểm có thông tin Phú Quốc được quy hoạch thành đặc khu nhưng sau đó phải tạm dừng.
Kênh đầu tư dòng tiền
Một số hình thức đầu tư thu dòng tiền như mua đất, sau đó xây nhà trọ để cho thuê hoặc thuê nhà rồi cho thuê lại. Kênh đầu tư dòng tiền là hình thức đầu tư tạo doanh thu theo chu kỳ, có thể theo tháng, theo quý hoặc theo năm. Đây là kênh đầu tư rất phổ biến, thu hút nhiều nhà đầu tư không chuyên tham gia.

Bất động sản dòng tiền và lãi vốn
Mua đất rồi xây nhà trọ cho thuê là hình thức đầu tư dòng tiền. Ảnh minh họa

Ưu điểm của kênh đầu tư dòng tiền là mang về khoản lợi nhuận đều đặn hàng tháng. Chẳng hạn, với số vốn khoảng 300 triệu, nhà đầu tư có thể chọn đi thuê nhà rồi cho thuê lại, thu về một khoản tiền mỗi tháng dù khoản tiền này không quá lớn. Với hình thức đầu tư này, nhà đầu tư còn cần phải tính đến chi phí hao mòn sản phẩm qua thời gian khi ước tính lợi nhuận và thời gian thu hồi vốn. Cũng với số vốn 300 triệu này, có nhà đầu tư sẽ lựa chọn hình thức đầu tư lãi vốn (mua – chờ tăng giá – cho thuê) để thu về khoản tiền lớn hơn, xoay vòng vốn để tiếp tục đầu tư.
Kênh đầu tư kết hợp lãi vốn và dòng tiền
Không riêng lẻ đầu tư hay lãi vốn, có một hình thức đầu tư khác là kết hợp lãi vốn và dòng tiền. Chẳng hạn, nhà đầu tư xây phòng trọ cho thuê để khai thác trong khoảng 5 năm, sau đó giá nhà đất tại khu vực đó tăng cao, nhà đầu tư quyết định bán nhà. Như vậy, trong quá trình cho thuê, nhà đầu tư thu về dòng tiền, còn khi bán sẽ thu về lãi vốn.
Hoặc với quy mô lớn, nhà đầu tư có thể mua mảnh đất rộng hàng nghìn m2, xây tòa nhà 20 tầng, sau đó bán các căn hộ từ tầng 6 đến tầng 20 để thu lãi vốn. Với tầng 1 đến tầng 5, nhà đầu tư có thể cho thuê văn phòng, trung tâm thương mại để thu về dòng tiền.
[/tintuc]

Nhận xét

[giaban]21.5 tỷ[/giaban]

[diachiduan]Nguyễn An Ninh, Hoàng Mai, Hà Nội[/diachiduan]

[chitiet]

Bán toà chung cư mini xây mới cách trường Kinh Tế Quốc Dân 500m, diệnt tích 112m2, mặt tiền 8m, 7 tầng thang máy, đang cho thuê full 22 phòng dòng tiền gần 1.6 tỷ/năm.

- Vị trí toà nhà cực đẹp, gần trường Kinh Tế Quốc Dân, Bách Khoa,…. Gần phố, xung quanh nhiều tiện ích công cộng.

Toà nhà được setup toàn bộ nội thất với thang máy nhập khẩu 600kg, thang bộ, 22 phòng khép kín trang bị đầy đủ điều hoà, tivi, tủ lạnh, máy giặt, tủ bếp từ, hút mùi, bình nóng lạnh, giường, tủ quần áo, sofa, bàn học.

- Hệ thống camera an ninh, khoá cửa vân tay, wifi + truyền hình cap kéo về từng phòng.

- Sổ đỏ chính chủ, giá 21.5 tỷ (có thương lượng).






[/chitiet]

Nhận xét

[tintuc]
UBND tỉnh Lào Cai vừa công bố phê duyệt Quy hoạch chung xây dựng và quy định quản lý theo đồ án Quy hoạch dọc sông Hồng kết nối đô thị thành phố Lào Cai với đô thị Phố Lu với tổng diện tích 4.220 ha.


Tổng diện tích lập quy hoạch dọc sông Hồng kết nối đô thị thành phố Lào Cai với đô thị Phố Lu (huyện Bảo Thắng) là 4.220 ha, trong đó, diện tích thuộc xã Thái Niên 1.742 ha, xã Gia Phú 921 ha, xã Xuân Giao 580 ha, xã Sơn Hải 977 ha.

Quy mô dân số vào năm 2021 khoảng 19.000 người, đến năm 2026 khoảng 32.000 người, đến năm 2035 khoảng 45.000 người (dân số thường trú khoảng 25.000 người).

3 khu chức năng

Đồ án Quy hoạch dọc sông Hồng kết nối đô thị thành phố Lào Cai với đô thị Phố Lu bao gồm 3 khu vực như sau:

Quy hoạch đô thị ven sông Hồng tại Lào Cai


Khu đô thị hỗn hợp, dịch vụ thương mại tổng hợp: Bám dọc bờ hữu sông Hồng từ cửa suối Ngòi Bo, Soi Giá, Soi Cờ, Chính Tiến - Gia Phú đến khu vực Cánh Địa, Đồng Tâm - Sơn Hải. Quy mô diện tích khoảng 763,80ha. Quy mô dân số dự kiến 15.600 người. Tính chất: Là khu vực phát triển đô thị hỗn hợp, dịch vụ, thương mại, dịch vụ tổng hợp, phụ trợ cho các khu sản xuất, chế biến, công nghiệp nhẹ và trung tâm logistics.

Định hướng phát triển: Phát triển các khu chức năng về đô thị hỗn hợp, dịch vụ thương mại Gia Phú, Sơn Hải và các khu sản xuất... bám dọc khu vực bờ hữu sông Hồng có hệ thống công trình hạ tầng xã hội, công trình hạ tầng kỹ thuật và các tiện ích đô thị đi kèm đồng bộ, đáp ứng nhu cầu phát triển du lịch, đất ở và các khu sản xuất. Quy hoạch hệ thống bến thuyền du lịch kết nối hai bờ sông Hồng khu vực Gia Phú và Sơn Hải. Xây dựng không gian cảnh quan xanh dọc sông Hồng đồng bộ, hiện đại, đặc trưng.

Khu đô thị gần với khu công nghiệp sản xuất chế biến, phụ trợ, công nghiệp nhẹ công nghệ cao, trung tâm logistics: Thuộc khu vực trung tâm xã Gia Phú hiện hữu; khu ngã ba Xuân Giao đến khu dân cư Sơn Hải mở rộng bám dọc trục đường QL4E. Quy mô diện tích khoảng 1.705,50 ha; Dân số dự kiến 12.400 người. Tính chất: Là khu vực phát triển mở rộng khu dân cư tập trung hiện hữu, khu phụ trợ chức năng cho các khu công nghiệp, trung tâm logistics. Là khu vực tập trung phát triển công nghiệp sản xuất, chế biến, công nghiệp phụ trợ, công nghiệp nhẹ, trung tâm logistics dọc tuyến cao tốc Nội Bài - Lào Cai phụ trợ cho đô thị thành phố Lào Cai và đô thị Phố Lu.

Định hướng phát triển: Cải tạo, nâng cấp, chỉnh trang và mở rộng khu vực trung tâm xã Gia Phú, khu vực ngã 3, trung tâm xã Xuân Giao và khu dân cư Sơn Hải bám dọc đường QL4E, có hệ thống công trình hạ tầng xã hội, công trình hạ tầng kỹ thuật và các tiện ích đô thị đi kèm đồng bộ, đáp ứng nhu cầu phát triển du lịch, đất ở và các khu phụ trợ khu công nghiệp, trung tâm logistics. Phát triển các khu công nghiệp sản xuất, phụ trợ, trung tâm logistics, gồm: Khu công nghiệp sản xuất chế biến, sản xuất, phụ trợ Gia Phú; khu công nghiệp phụ trợ; công nghiệp nhẹ, trung tâm logistics Xuân Giao; khu công nghiệp phụ trợ; công nghiệp nhẹ công nghệ cao Sơn Hải, cùng với các khu công nghiệp trên toàn địa bàn tỉnh góp phần đáp ứng nhu cầu phát triển trong mạng lưới dịch vụ logistics quan trọng trên tuyến hành lang kinh tế Côn Minh - Lào Cai - Hà Nội - Hải Phòng - Quảng Ninh và là kết nối quan trọng của hành lang Bắc - Nam trong hợp tác các nước Tiểu vùng sông Mê Kông (GMS).

Khu đô thị sinh thái kết hợp với sản xuất nông, lâm nghiệp, du lịch: Thuộc khu vực Làng Giàng, Múc, Thái Niên, Báu, Lạng, Quyết Tâm xã Thái Niên bám dọc bờ tả sông Hồng. Quy mô diện tích khoảng 1.750,70 ha. Dân số dự kiến 13.000 người. Tính chất: Là các khu dân cư mật độ thấp gắn với sản xuất nông, lâm nghiệp và du lịch dựa trên các khu vực tập trung dân cư hiện hữu.

Định hướng phát triển: Cải tạo, mở rộng, phát triển các điểm dân cư sinh thái Làng Giàng, Múc, Thái Niên, Báu, Lạng, Quyết Tâm bám dọc trục đường TL161 mật độ thấp gắn với sản xuất nông, lâm nghiệp và du lịch dựa trên các khu vực tập trung dân cư hiện hữu có cơ sở hạ tầng kỹ thuật, hạ tầng xã hội đồng bộ.

Cơ cấu sử dụng đất được quy hoạch cụ thể như sau:

Đất đơn vị ở: Diện tích 218,07ha; chiếm tỷ lệ 5,17% tổng diện tích quy hoạch; là quỹ đất phục vụ cho nhu cầu đất ở của người dân, bao gồm: Nhóm nhà ở hiện trạng, nhà ở mới, công trình dịch vụ khu ở, nhà văn hóa khu dân cư, điểm sinh hoạt cộng đồng, trường mầm non, cây xanh công cộng, sân thể thao, đất sản xuất nông, lâm nghiệp và đường giao thông khu vực.

Quy hoạch đô thị ven sông Hồng tại Lào Cai

Đất trung tâm công cộng: Diện tích 34,47ha; chiếm tỷ lệ 0,82% tổng diện tích quy hoạch; là quỹ đất các công trình công cộng đô thị, văn hóa, giáo dục, chợ, công trình dịch vụ thương mại và đất ở ...

Đất trường học: Diện tích 24,08ha; chiếm tỷ lệ 0,57% tổng diện tích quy hoạch; là quỹ đất xây dựng hệ thống trường học trung tâm xã Gia Phú, Xuân Giao, Sơn Hải và Thái Niên.

Đất cây xanh: Diện tích 50,95ha; chiếm tỷ lệ 1,21% tổng diện tích quy hoạch; là quỹ đất xây dựng các khu cây xanh trong đô thị và các khuôn viên cây xanh cảnh quan dọc theo các tuyến đường.

Đất công nghiệp: Diện tích 514,24ha; chiếm tỷ lệ 12,19% tổng diện tích quy hoạch; là quỹ đất các khu công nghiệp sản xuất, chế biến, công nghiệp phụ trợ, công nghiệp nhẹ, trung tâm logistics phụ trợ cho đô thị thành phố Lào Cai và đô thị Phố Lu và cùng với các khu công nghiệp trên toàn địa bàn tỉnh góp phần đáp ứng nhu cầu phát triển trong mạng lưới lịch vụ logistics quan trọng trên tuyến hành lang kinh tế Côn Minh - Lào Cai - Hà Nội - Hải Phòng - Quảng Ninh và là kết nối quan trọng của hành lang Bắc - Nam trong hợp tác các nước Tiểu vùng sông Mê Kông (GMS).

Đất cơ quan: Diện tích 8,56ha; chiếm tỷ lệ 0,20% tổng diện tích quy hoạch; là quỹ đất các khu trung tâm hành chính và các cơ quan cấp xã của các xã có trụ sở hành chính thuộc khu vực quy hoạch và trụ sở điều hành, quản lý các khu công nghiệp.

Đất trung tâm y tế: Diện tích l,08ha; chiếm tỷ lệ 0,03% tổng diện tích quy hoạch; là quỹ đất trạm y tế cấp xã Gia Phú.

Đất du lịch: Diện tích 59,75ha; chiếm tỷ lệ 1,42% tổng diện tích quy hoạch, là quỹ đất các khu du lịch sinh thái gắn với hoạt động sản xuất nông lâm nghiệp, hoạt động du lịch, công trình tâm linh cũng như khai thác thế mạnh của cảnh quan mặt nước dọc sông Hồng. Chủ yếu được phân bố quanh các vị trí có điều kiện thuận lợi phát triển dân cư gắn với vùng sản xuất nông, lâm nghiệp sinh thái, lợi thế quỹ đất cảnh quan hiện trạng tại các khu vực dọc sông Hồng (khu Làng Giàng; khu đền Đồng Tâm).

Đất tín ngưỡng (đền, miếu, nhà truyền thống): Diện tích 2,29ha; chiếm tỷ lệ 0,05% tống diện tích quy hoạch; là quỹ đất công trình tín ngưỡng (đền Đồng Tâm, Miếu làng Múc và Nhà truyền thống cách mạng thuộc xã Gia Phú...).

Đất công trình đầu mối hạ tầng kỹ thuật: Diện tích 109,02ha; chiếm tỷ lệ 2,58% tổng diện tích quy hoạch; là quỹ đất các bãi đỗ xe, bến xe, nhà ga tránh tàu điện khí hóa cao tốc Sơn Hải, các nhà ga Thái Niên, Lạng, Làng Giàng, ga Xuân Giao, trạm xử lý cấp nước sinh hoạt, trạm xử lý nước thải sinh hoạt, trạm xử lý nước thải công nghiệp, ga tập kết rác tập trung, đập dâng nước kết hợp thủy điện trên sông Hồng... và hệ thống các công trình hạ tầng kỹ thuật đầu mối khác.

Đất cây xanh chuyên đề: Diện tích 118,70ha; chiếm tỷ lệ 2,81% tổng diện tích quy hoạch; là quỹ đất vùng không gian cây xanh chuyên đề đáp ứng nhu cầu nghiên cứu, vườn ươm các giống cây nông, lâm nghiệp gắn kết chung với các loại cây xanh đô thị, vành đai cây xanh thành một hệ thống.

Đất trung tâm thể dục thể thao: Diện tích 10,00ha; chiếm tỷ lệ 0,24% tổng diện tích quy hoạch; là quỹ đất sân vận động, trung tâm thể thao, sân chơi cơ bản, cây xanh ... đảm bảo quy mô phục vụ nhu cầu của dân cư.

Đất cây xanh cách ly: Tổng diện tích 211,59 ha; chiếm tỷ lệ 5,01% diện tích quy hoạch; là quỹ đất cây xanh cách ly an toàn dọc theo các tuyến đường cao tốc, các tuyến đường sắt, quanh các khu công nghiệp, dọc hai bên suối... chạy qua khu quy hoạch.

Đất quốc phòng an ninh: Diện tích 16,00ha; chiếm tỷ lệ 0,38% tổng diện tích đất quy hoạch; là quỹ đất các công trình an ninh quốc phòng.

Đất nghĩa trang: Diện tích 6,53ha; chiếm tỷ lệ 0,15% tổng diện tích quy hoạch; là quỹ đất các khu nghĩa trang khu dân cư, đáp ứng một phần nhu cầu của dân cư trong khu vực.

Đất hỗn hợp: Diện tích 419,40ha; chiếm 9,94% tổng diện tích quy hoạch; là quỹ đất sử dụng có nhiều chức năng (ở, công cộng, dịch vụ thương mại, văn phòng, vui chơi giải trí, công viên cây xanh, khu sản xuất, khu phụ trợ, logistics...) phục vụ cho nhu cầu phát triển dân cư, phát triển đô thị. Trong đó, chức năng ở không quá 30% đất ở trên đất sử dụng hỗn hợp; khi hình thành đơn vị ở trong khu đất hỗn hợp thì phải cung cấp đủ đất hạ tầng xã hội và kỹ thuật theo quy định.

Đất thương mại dịch vụ: Diện tích 29,71ha; chiếm tỷ lệ 0,70% tổng diện tích quy hoạch; là quỹ đất các công trình kinh doanh dịch vụ thương mại, dịch vụ du lịch, trung tâm thương mại, nhà hàng, khách sạn, ăn uống, ẩm thực, cây xăng dầu.

Đất giao thông đối ngoại và hạ tầng kỹ thuật khác: Diện tích 672,23ha, chiếm tỷ lệ 15,93% tổng diện tích quy hoạch; là quỹ đất hạ tầng giao thông và hệ thống hạ tầng kỹ thuật khác (vỉa hè, lề đường, kè, cầu, ta luy...).

Đất ở làng xóm: Diện tích 281,39ha; chiếm tỷ lệ 6,67% tổng diện tích lập quy hoạch; là quỹ đất các khu nhà ở nông thôn, làng xóm hiện trạng và các khu định hướng phát triển các điểm dân cư nông thôn gắn với đất sản xuất.

Đất nông nghiệp: Diện tích 288,26ha, chiếm tỷ lệ 6,83% tổng diện tích quy hoạch; là quỹ đất sản xuất nông nghiệp với định hướng hình thành các khu sản xuất nông nghiệp chuyên canh, ứng dụng khoa học kỹ thuật, sản phẩm có năng suất và chất lượng cao, đảm bảo cung ứng một phần cho nhu cầu tiêu thụ của dân cư khu vực và khu đô thị thành phố Lào Cai và đô thị Phố Lu.

Đất lâm nghiệp: Diện tích 646,26ha, chiếm tỷ lệ 15,31% tổng diện tích quy hoạch; là quỹ đất sản xuất lâm nghiệp với lợi thế về điều kiện tự nhiên đồi núi trong khu vực, hình thành các vùng chuyên cung cấp nguyên vật liệu lâm sản phục vụ cho nhu cầu sản xuất của khu vực cũng như các vùng lân cận; đồng thời là các quỹ đất rừng cảnh quan dọc sông Hồng;

Mặt nước: Diện tích 497,42ha, chiếm tỷ lệ 11,79% tổng diện tích quy hoạch; là diện tích mặt nước, hồ cảnh quan, nuôi trồng thủy sản và mặt nước sông Hồng trong khu vực quy hoạch.

Quy hoạch dọc sông Hồng kết nối đô thị thành phố Lào Cai với đô thị Phố Lu có phía Đông giáp các đồi cao, khu vực sản xuất nông - lâm nghiệp xã Thái Niên (chiều dài bám dọc sông Hồng khoảng 20 km từ giáp xã Vạn Hòa (thành phố Lào Cai) đến giáp thị trấn Phố Lu); phía Tây giáp đường cao tốc Nội Bài - Lào Cai với chiều dài khoảng 12 km (khoảng từ Km228 đến Km240); phía Nam giáp khu dân cư, khu sản xuất xã Sơn Hải; phía Bắc giáp suối Bo, xã Thống Nhất, xã Vạn Hòa (thành phố Lào Cai).

Quy hoạch đô thị ven sông Hồng tại Lào Cai
[/tintuc]

Nhận xét

[tintuc]

Các loại hợp đồng góp vốn, giữ chỗ, thỏa thuận đặt cọc… đều chứa đựng nhiều rủi ro cho khách hàng, vậy nên chuyên gia cho rằng, người mua chỉ nên xuống tiền với các BĐS đã hoàn thành mọi công trình, thủ tục pháp lý trước khi mua bán để bảo đảm quyền lợi cho bản thân.

Cuối năm 2018, bà N.T . Hoài có mua một nền đất dự án triển khai trên khu vực phường Trường Thạnh, TP.Thủ Đức qua hình thức ký hợp đồng đặt cọc mua đất nền. Dù chưa được ký HĐMB nhưng vì tin lời quảng cáo đã đầy đủ hồ sơ pháp lý, bà Hoài vẫn xuống một số tiền không nhỏ. Đến nay qua gần 4 năm, tiền đã thanh toán mà nhà thì vẫn chưa có để an cư, dự án vẫn là một bãi đất hoang cây cỏ mọc um tùm. Bà cùng nhiều khách hàng bao năm vát đơn kiện chủ đầu tư và rơi vào mớ bòng bong kiện tụng, đấu tố vì các bên CĐT và đơn vị phân phối dự án liên quan đổ lỗi qua lại cho nhau trong khi người chịu thiệt hại chính chỉ có khách hàng mua dự án.

Hay mới đây, sự việc hàng trăm khách mua căn hộ tại dự án Roxana Plaza (Bình Dương) cũng đồng loạt gửi đơn thư đến các cơ quan chức năng cầu cứu vì lo sợ mất trắng số tiền đã đóng. Theo đó, nhiều người mua nhà đã ký hợp đồng cọc sau đó chuyển qua hợp đồng mua bán và đóng đến 70% giá trị hợp đồng cho chủ đầu tư và được cam kết đến cuối năm 2020 sẽ bàn giao nhà. Tuy nhiên, đến nay, người mua vẫn chưa được bàn giao nhà vì hiện tại dự án này chưa được cơ quan có thẩm quyền cho phép bán. Điều đáng nói, dự án này lần đầu được Sở Xây dựng tỉnh Bình Dương cấp phép xây dựng vào năm 2018, với chiều cao 25 tầng, nhưng đến nay đã xây đến tầng 32. Sở Xây dựng Bình Dương cũng cho biết việc ký hợp đồng mua bán căn hộ giữa chủ đầu tư với người dân là không đúng đối tượng.

Hiện tại, trên địa bàn Bình Dương cũng xuất hiện không ít dự án rao bán rầm rộ với hình thức hợp đồng góp vốn. Chẳng hạn, dự án Happy One Central vẫn đang trong quá trình xây dựng hạng mục hầm và móng, nhưng theo lời giới thiệu của các sàn môi giới, khoảng 70% căn hộ đã được bán hết với hình thức đặt cọc giữ chỗ. Hay dự án C-River View vẫn được rao bán rầm rộ trên thị trường dù chưa được chuyển đổi mục đích sử dụng đất, chưa có giấy phép xây dựng và đã bị Thanh tra Sở Xây dựng Bình Dương ra quyết định xử phạt nhiều lần.

Chia sẻ trên báo chí về quan điểm mua bán BĐS thông qua hình thức đặt cọc, góp vốn, chuyên gia BĐS Trần Khánh Quang cho rằng, về bản chất chỉ có 2 loại hình BĐS là BĐS hiện hữu, có sổ đỏ giao dịch và BĐS đang xây dựng, hình thành trong tương lai. Tất cả hợp đồng liên quan đến dự án BĐS đang triển khai nên gọi chung là hợp đồng mua bán. Không nên có khái niệm đặt chỗ, biến tướng thành đặt chỗ không hoàn lại, trở thành hợp đồng đặt cọc, sau đó thành hợp đồng góp vốn. Tất cả dự án BĐS bán mà chưa có sổ đỏ thì đều là mua bán BĐS hình thành trong tương lai. Dự án thỏa mãn điều kiện tới đâu thì làm tới đó để dễ quản lý và bảo vệ quyền lợi của người mua.

Chuyên gia khuyến nghị người mua BĐS chỉ nên chọn các dự án đã hoàn thiện pháp lý và thực hiện hợp đồng mua bán đúng quy định pháp luật.

Ông Quang cho rằng, nguyên nhân chính hình thành các loại hợp đồng không có trong quy định của pháp luật về BĐS là do sự chồng chéo giữa nhiều luật, trong đó có luật Doanh nghiệp và luật Kinh doanh BĐS. Thông thường, các giao dịch góp vốn, đặt cọc là đúng đối với hoạt động của các doanh nghiệp. Thế nhưng, với thị trường BĐS thì bản chất các hình thức đặt cọc, hứa mua, hứa bán đều là hợp đồng mua bán BĐS hình thành trong tương lai. Chủ đầu tư là những người rành về luật nên vận dụng rất nhiều quy định khác nhau để hình thành nên nhiều loại hình hợp đồng. Luật đa phần đều có lợi cho các chủ đầu tư, trong khi người dân phần đông không rành về luật pháp, lại không có thói quen nhờ tới luật sư nên sẽ rối bời trong các ma trận về hợp đồng; đến lúc kiện cáo, tranh chấp đều ôm hết tất cả rủi ro, thiệt hại.

Còn theo Luật sư Nguyễn Văn Hậu, Phó chủ nhiệm đoàn luật sư TP.HCM, quy định dạng hứa mua hứa bán trong luật Dân sự đã có từ lâu. Nhưng kể từ khi luật Nhà ở năm 2014 không cho phép chủ đầu tư ký hợp đồng đặt cọc với cá nhân, tổ chức nhằm huy động vốn xây dựng dự án nhà ở hình thành trong tương lai thì nhiều chủ dự án lách luật bằng nhiều hình thức hợp đồng khác như giữ chỗ, góp vốn kèm theo đặt cọc. Tương tự, luật Kinh doanh BĐS năm 2014 cũng quy định nhà ở hình thành trong tương lai chỉ được tiến hành giao dịch khi móng nhà đã hoàn thành và đã nhận được cấp phép của cơ quan có thẩm quyền. Nhưng thực tế tình trạng bán nhà chưa đủ điều kiện diễn ra tại nhiều địa phương thông qua hình thức hợp đồng đặt cọc giữ chỗ, đặt cọc ưu tiên quyền mua hay góp vốn…

Những năm gần đây khi thị trường BĐS sôi động, giá trị các loại đất nền, nhà ở gia tăng nên người mua cũng chấp nhận các hình thức này dù biết tiềm ẩn rủi ro vì BĐS chưa đầy đủ pháp lý. Như vậy, tất cả dạng hợp đồng hứa mua hứa bán đều là trái với quy định liên quan về giao dịch BĐS. Luật sư Hậu cho rằng, luật phải có quy định rõ các doanh nghiệp trong ngành BĐS phải tuân thủ đúng quy định chuyên ngành, chỉ cho phép nhận đặt cọc của người mua theo đúng tiến độ hình thành của dự án mà không phải các dạng góp vốn, giữ chỗ. Để hạn chế rủi ro cho người dân, nên có quy định chỉ được phép giao dịch BĐS khi đã hoàn thiện, có đầy đủ pháp lý.

Phương Uyên (batdongsan.com.vn)

[/tintuc]

Nhận xét

[tintuc]
Mua nhà là một trong những việc quan trọng của đời người, vì giá trị của ngôi nhà rất lớn. Việc mua nhà cũng mất rất nhiều thời gian và công sức. Trong thời đại ngày nay, nhiều người chọn cách thuê môi giới bất động sản để tìm cho mình một căn nhà ưng ý cũng như tiến độ mua nhà được nhanh chóng hơn. Vậy đâu là lợi ích mua nhà qua môi giới thay vì tự mua?


1. Giúp bạn tiết kiệm thời gian

Hầu hết các môi giới bất động sản đều được đào tạo chuyên sâu và có nhiều kinh nghiệm trong việc nắm bắt thị trường. Vậy nên môi giới sẽ nắm rõ được các khu vực và những dự án tiềm năng đối với từng đối tượng khách mua cụ thể. Điều này vô cùng hữu ích cho khách hàng đang muốn điều biết các thông tin về thị trường bất động sản. Qua đó, giúp người mua yên tâm hơn khi giao dịch, giảm thiểu rủi ro, giúp khách hàng có quyết định mua hay đầu tư một cách chính xác, hiệu quả.

2. Mua nhà với đúng giá trị thật

Là người mua, hầu hết mọi người đều muốn mua được căn nhà ưng ý nhưng mức giá hời hoặc ít nhất là chấp nhận được. Môi giới sẽ giúp bạn phân tích và định giá cho căn nhà bạn muốn mua một mức giá tốt nhất có thể.

3. Các thủ tục pháp lý được giải quyết triệt để

Với môi trường pháp lý phức tạp tại Việt Nam, thị trường nhà cửa, đất đai rất phức tạp. Do đó, sự tư vấn về tính pháp lý của căn nhà là điều rất cần thiết cho người tìm nhà.

Bạn sẽ không còn phải lo lắng về các thủ tục, hồ sơ pháp lý cũng như tránh những tình huống giở khóc giở cười do thiếu kiến thức về luật pháp.

4. Giúp bạn chọn được căn nhà phù hợp

Nhân viên môi giới giàu kinh nghiệm sẽ giúp bạn nhanh chóng tìm được nhà phù hợp theo nhu cầu. Họ sẽ trao đổi với bạn để xác định các tiêu chí mà bạn mong muốn như:
  • Vị trí bạn cần tìm nhà? Có gần trường học, chợ, bệnh viện không?
  • Loại hình sản phẩm định mua ( Nhà liền kề, chung cư, biệt thư,…)
  • Thiết kế, nội thất chất lượng ra sao?
  • Giao thông, tiện ích xung quanh như thế nào?
Sau khi xác định được nhu cầu khách hàng, người môi giới sẽ cung cấp cho bạn một hệ thống đa dạng sự lựa chọn, phù hơp với ngân sách và nhu cầu của mỗi phân khúc khách hàng.

5. Giảm thiểu rủi ro phát sinh

dù bạn có sở hữu kiến thức về bất động sản, nhưng thực tế vẫn an toàn hơn khi có một chuyên gia hướng dẫn từng khâu thủ tục cho mình. Những rủi ro thường hay phát sinh sau khi hợp đồng được thỏa thuận xong, và sự có mặt của các bên môi giới ở đây sẽ có ích nhiều nhờ các mối quan hệ và kinh nghiệm trên thị trường. [/tintuc]

Nhận xét

[tintuc]
Theo tờ trình kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội của UBND TP.Hà Nội, một trong những định hướng của thành phố là trong 5 năm tới sẽ nghiên cứu, đề xuất xây dựng quy hoạch Đông Anh, Mê Linh, Sóc Sơn là thành phố trực thuộc.

Việc định hướng phát triển Đông Anh, Sóc Sơn, Mê Linh gắn với lợi thế Cảng hàng không quốc tế Nội Bài từng được đề cập tại Nghị quyết của Ban chấp hành Đảng bộ TP. Hà Nội về phát triển kinh tế - xã hội và đầu tư trung hạn 5 năm tới.

Trong báo cáo về Kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội 5 năm 2021-2025, UBND TP. Hà Nội đề xuất xây dựng, trình phê duyệt Quy hoạch TP. Hà Nội thời kỳ 2021 - 2030, tầm nhìn đến năm 2050. Cụ thể, thành phố sẽ hoàn thành việc rà soát, tổng hợp quy hoạch để trình cấp thẩm quyền phê duyệt điều chỉnh tổng thể Quy hoạch chung xây dựng Thủ đô song song với việc rà soát, đánh giá các quy hoạch chung xây dựng huyện được duyệt trong giai đoạn trước, tổ chức lập 14 quy hoạch vùng huyện, quy hoạch các khu chức năng. Thành phố cũng đề xuất chủ trương và xây dựng quy hoạch vùng huyện Đông Anh, Sóc Sơn, Mê Linh thành thành phố.

Huyện Đông Anh có hạ tầng phát triển mạnh trong những năm gần đây. Ảnh: một tuyến đường tại Đông Anh

Được biết, kế hoạch trên đã được HĐND thành phố thông qua tại kỳ họp cuối tháng 9/2021. Ngoài ra, trong giai đoạn 2025-2030 và những năm tiếp theo, TP. Hà Nội cũng lên kế hoạch đầu tư xây dựng hạ tầng kỹ thuật tại tại Thanh Oai, Mê Linh, Thường Tín - những nơi dự kiến lên quận.

Bên cạnh đó, chính quyền thủ cũng đặt mục tiêu hoàn thành các quy hoạch phân khu đô thị sông Hồng, sông Đuống, các đô thị vệ tinh; quy hoạch chi tiết, thiết kế đô thị các khu dân cư làng xóm hiện có, cải tạo chỉnh trang các khu vực hai bên tuyến đường giao thông... Các dự án lớn như Công viên văn hóa, du lịch, vui chơi giải trí Kim Quy (huyện Đông Anh); tổ hợp vui chơi giải trí đa năng - trường đua ngựa (Sóc Sơn)... sẽ đưa vào khai thác, sử dụng. Hà Nội cũng sẽ hoàn thành các dự án giao thông trọng điểm như trục Tây Thăng Long, các tuyến vành đai 1 đoạn Hoàng Cầu - Voi Phục, vành đai 2 đoạn Mai Động - Ngã Tư Vọng, vành đai 2,5 đoạn Đầm Hồng - Giải Phóng, vành đai 4…

Nếu Đông Anh, Sóc Sơn, Mê Linh lên thành phố, đây sẽ là những huyện đầu tiên của Hà Nội trở thành thành phố, tương tự như TP. Thủ Đức của TP.HCM. Vào năm 2008, hai thành phố trực thuộc Hà Tây (cũ) là Hà Đông và Sơn Tây đã chuyển xuống thành thị xã khi sáp nhập vào Hà Nội, sau đó Hà Đông quy hoạch lên quận.

Hiện nay, 3 huyện Đông Anh, Sóc Sơn, Mê Linh đều cơ bản đáp ứng tiêu chí về diện tích, dân số và số đơn vị hành chính trực thuộc. Về đơn vị hành chính, Hà Nội hiện có 12 quận, 1 thị xã và 17 huyện (đạt 43% đơn vị hành chính đô thị). Đến năm 2030, dự kiến Hà Nội sẽ có thêm 8 quận gồm Hoài Đức, Gia Lâm, Đông Anh, Thanh Trì, Đan Phượng, Thanh Oai, Thường Tín, Mê Linh.
[/tintuc]

Nhận xét

[tintuc]

Từng là tâm điểm của thị trường với các căn hộ mở bán giá rẻ hơn cả nhà ở xã hội, dự án KĐT Thanh Hà thu hút rất nhiều người quan tâm vào những năm 2016-2018. Sau nhiều năm triển khai, thay chủ đầu tư, các hạng mục của dự án hiện giờ ra sao, giá bán có thay đổi gì mới... Sau đây chúng ta hãy cùng đánh giá dự án KĐT Thanh Hà một cách khách quan nhất!


Dự án KĐT Thanh Hà là một trong những khu đô thị tích hợp lớn nhất Hà Nội với tổng diện tích quy hoạch 416ha. Dự án gồm hàng chục block chung cư và các khu đất phân lô liền kề, shophouse. Chủ đầu tư dự án là Tập đoàn Mường Thanh, doanh nghiệp gắn liền với những dự án nhà giá rẻ tại Hà Nội: khu chung cư HH Linh Đàm, KĐT Đại Thanh. Ngoài ra Tập đoàn này còn sở hữu hàng loạt khách sạn, BĐS nghỉ dưỡng ở nhiều tỉnh thành trên cả nước. Dù nổi tiếng là doanh nghiệp có nhiều sản phẩm giá rẻ, đáp ứng tốt nhu cầu của thị trường nhưng Mường Thanh cũng vướng nhiều lùm xùm về vi phạm xây dựng như cơi nới thêm tầng căn hộ, tự ý xây thêm các hạng mục không có trong giấy phép xây dựng…

Về vị trí, KĐT Thanh Hà nằm ở phía Tây Nam của Hà Nội, thuộc địa bàn quận Hà Đông và một phần của xã Cự Khê, Thanh Oai. Dự án cách trung tâm nội đô lịch sử (Hoàn Kiếm) khoảng 17km. Từ đây, cư dân có thể kết nối đến trục đường Tây Nam Hà Nội để vào Hà Đông, Thanh Xuân, Hoàng Mai, hay ra các huyện ngoại thành như Thanh Oai, Ứng Hòa, Tứ Xuyên… Trục Tây Nam Hà Nội là tuyến quốc lộ lớn mặt cắt 40m, 8 làn xe, cũng là trục giao thông chính kết nối dự án với các khu vực lân cận. Dù không gần trung tâm, nhưng ở vị trí ngoài vành đai 3 nên dự án có không gian thoáng, việc kết nối vào trung tâm được cải thiện tốt hơn khi các trục giao thông lớn đi vào vận hành.

Về tiện ích, Sau khi bàn giao vào năm 2018, chủ đầu tư đã hoàn thành một số tiện ích nội khu đáng chú ý như: khu thể thao, trung tâm thương mại, bể bơi 4 mùa, sân chơi trẻ em, hệ thống trường học và bệnh viện... Đáng chú ý, tiện ích nổi bật nhất của dự án là Công viên nước Thanh Hà khai trương tháng 6/2019 nhưng đến tháng 1/2020 bị cưỡng chế phá dỡ do vi phạm xây dựng. Hiện tại khu đất vẫn để trống, chưa thay thế hạng mục khác. Nhìn chung, đánh giá dự án KĐT Thanh Hà khá đầy đủ tiện ích nội khu cho người dân, đặc biệt là hồ nước trung tâm hơn 30ha, tuy nhiên việc di chuyển đến các tiện ích ngoại khu như trường học, bệnh viện lớn... của Hà Nội khá xa.

Cảnh quan khá thoáng đãng tại Khu đô thị Thanh Hà

Về thiết kế, dự án hiện có gần 30 block chung cư đã hoàn thiện, đưa vào sử dụng. Thiết kế các tòa nhà khá đồng bộ, cao từ 19 đến 22 tầng, gồm 4 cụm nằm quanh hồ trung tâm. Các căn hộ có diện tích từ 64 đến 120m2, 1 đến 3 phòng ngủ, có tầm view thoáng ra mặt hồ hoặc khu thấp tầng xung quanh. So với mức giá, dự án được đánh giá có thiết kế căn hộ chung cư khá ổn.

Trong khi đó, các lô đất liền kề, biệt thự vẫn đang bỏ trống khá nhiều, chỉ lác đác một số lô đã xây nhà, chủ yếu là nhà ống 3-5 tầng. Do chỉ quy định về số tầng, không có tiêu chuẩn kiến trúc nên khu quy hoạch nhà thấp tầng của dự án khá lộn xộn. Đây cũng là điểm trừ của KĐT này so với những KĐT có cùng quy mô khác được thiết kế đồng bộ và có tiêu chuẩn kiến trúc, quy hoạch rõ ràng như KĐT Văn Phú, KĐT Kiến Hưng hay Dương Nội.

Về tiến độ, dự án khởi công từ năm 2008 nhưng phải đến năm 2018, khi đã về tay Mường Thanh, dự án mới cơ bản hoàn thành và đón các cư dân đầu tiên. Hiện tại gần 30 block chung cư đã được xây dựng và bàn giao, lượng cư dân chuyển về sinh sống cũng đông đúc hơn 1-2 năm trước khá nhiều, nhất là những tòa nằm cạnh trục đường Tây Nam hoặc gần mặt hồ. Tuy nhiên một số tòa vẫn còn nhiều căn trống.

Các nền biệt thự, shophouse hiện chỉ còn giao dịch trên thị trường thứ cấp, nguồn hàng sơ cấp từ chủ đầu tư đã hết từ lâu. Tuy nhiên mới chỉ có rất ít người dân xây nhà và chuyển về sinh sống, tổng thể khu vực này vẫn khá vắng vẻ.

Về giá bán, thời điểm mở bán, dự án thu hút rất nhiều người quan tâm tìm hiểu với mức giá gốc của CĐT chỉ từ 9,5-10,5 triệu/m2, một căn hộ 60m2 tại đây chỉ có giá khoảng 700 triệu sau khi đã cộng phí chênh lệch, rẻ hơn giá nhà ở xã hội khi đó.

Hiện tại, cùng với xu hướng tăng giá bất động sản, giá căn hộ tại KĐT Thanh Hà dao động động từ 13-17 triệu/m2. Các căn diện tích tầm trung tại đây được rao bán từ 800-1,2 tỷ đồng/căn, tùy vị trí. Những căn diện tích lớn giá cũng chưa đến 2 tỷ đồng. Giá thuê các căn hộ cũng rẻ hơn trong nội đô, chỉ từ 3-5 triệu/m2 cho các căn từ 60-100m2.

Với các lô đất nền, sau nhiều lần mua bán sang tay hiện đã có giá tăng khá cao, dao động từ 3-5 tỷ/lô diện tích 90-100m2, nhiều lô có giá lên tới 45 triệu/m2, cao hơn rất nhiều so với giá gốc của chủ đầu tư.

Nhìn chung so với mặt bằng giá tại Hà Nội giá căn hộ và đất nền tại KĐT Thanh Hà khá mềm. Ngay cả khi so sánh với các KĐT lân cận như Văn Phú, Kiến Hưng vẫn rẻ hơn khá nhiều.

Từ những thông tin trên, dự án KĐT Thanh Hà có ưu điểm lớn nhất là mức giá bán rẻ, có thể nói là rẻ nhất so với các KĐT khác tại Hà Nội. Trong khi đó, không gian tại đây rất thoáng đãng, nhiều cây xanh, các tiện ích khá đầy đủ và đồng bộ.

Tuy nhiên điểm trừ của dự án chính là vị trí xa trung tâm, thiết kế kiến trúc chưa đồng bộ. Dự án thích hợp với những gia đình có tài chính quanh 1 tỷ đồng, làm việc tại các quận Hà Đông, Thanh Xuân, khu vực quanh đường Nguyễn Xiển, Nguyễn Trãi hoặc những người có quê ở Thanh Oai, Ứng Hòa…

Với những ai có nhu cầu đầu tư có thể tham khảo đất nền của dự án vì giá khá mềm, nhưng cần check kỹ thông tin vì nhiều lô đất đã được sang tay nhiều lần.

Với căn hộ, người mua nên kiểm tra kỹ các thông tin về pháp lý xem đã có sổ hồng chưa. Ngoài ra cần lưu ý xem xét vị trí có gần các tiện ích không, có bị che chắn tầm nhìn không, vì tuy mật độ xây dựng dự án chỉ 30% nhưng lại phân bố không đều, các block chung cư nằm san sát nhau. Hơn nữa theo quy hoạch KĐT có tới 100 block chung cư, do đó người mua nên xem quy hoạch để biết tòa nhà mình mua có bị ảnh hưởng gì không. Nên đến trực tiếp căn hộ để quan sát chất lượng hoàn thiện, nhất là những căn bàn giao từ 2018.
[/tintuc]

Nhận xét

HOTLINE: 0989.59.01.01

Chat zalo